Cốt gỗ là thành phần quan trọng cấu tạo nên sàn gỗ công nghiệp và là yếu tố quyết định trực tiếp tới đặc điểm, tính năng của ván sàn. Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường ván sàn Việt Nam hiện nay có thể kể đến như: MFC, MDF, HDF, CDF và Plywood. Cùng tìm hiểu chi tiết các loại cốt gỗ trên trong nội dung bài viết dưới đây.
Thành phần của cốt gỗ công nghiệp
Các loại cốt gỗ công nghiệp phần lớn đều có thành phần chính là bột gỗ tự nhiên đã qua xử lý kết hợp cùng keo dính và một số chất phụ gia khác được pha trộn với nhiều tỷ lệ khác nhau. Hỗn hợp này sau đó sẽ được ép, nén dưới áp suất và nhiệt độ cao tạo thành các tấm ván được sử dụng làm cốt gỗ công nghiệp hoặc các loại vật dụng bằng gỗ. Mỗi nhà sản xuất sẽ có công thức tỷ lệ nhất định nhằm tạo ra lợi thế riêng cho dòng sản phẩm của mình. Ngoài ra, sự khác biệt trong cách xử lý gỗ cũng sẽ cho ra thị trường nhiều loại cốt gỗ có tính chất và công năng khác nhau.
Top 5 loại cốt gỗ phổ biến nhất hiện nay
Mỗi loại cốt gỗ đều có đặc điểm, tính chất riêng biệt. Để so sánh và lựa chọn mẫu sàn gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng thì hiểu về cốt gỗ sẽ là một lợi thế giúp bạn dễ dàng đánh giá tính năng cũng như chất lượng của ván sàn.
Cốt gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)
MFC là cốt gỗ ván dăm phủ Melamine và được bảo vệ bởi viền nhựa PVC. Cốt gỗ ván dăm không sử dụng bột gỗ đã qua xử lý như các dòng cốt gỗ khác mà thay vào đó nó được tạo thành từ các dăm gỗ, vụn gỗ thừa trong quá trình sơ chế gỗ thịt. Các dăm gỗ này sẽ được trộn trực tiếp với keo UF sau đó ép dưới nhiệt độ cao tạo thành từng tấm ván với nhiều kích thước khác nhau.
Cốt gỗ MFC có đặc điểm xốp và nhẹ nên chỉ được ứng dụng để làm các loại vật dụng ngắn hạn như kệ hàng, tthùng hàng, pallet, vách ngăn…
Cốt gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
Cốt gỗ MDF có thành phần chính khoảng 75% bột gỗ, 11-14% keo Urea Formaldehyde, 6-10% là nước và dưới 1% các thành phần khác như Parafin, chất làm cứng. Cốt gỗ MDF có tỷ trọng trung bình từ 600 – 800kg/m3 với khổ ván có kích thước đa dạng. Ván gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm vật liệu lót sàn, đồ nội thất dài hạn. MDF được chia thành nhiều loại với màu sắc khác nhau để dễ dàng phân biệt, cốt nâu thường, cốt xanh chống ẩm và cốt hồng chống cháy.
Cốt gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Cốt gỗ HDF là cốt gỗ công nghiệp có mật độ ván sợi cao nhất hiện nay với tỷ trọng cốt gỗ trung bình từ 800 – 1040 kg/m3. Đây cũng chính là loại cốt gỗ đã và đang được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp sản xuất ván gỗ lát sàn. Ngoài ra, ván gỗ HDF còn được ứng dụng để ốp cầu thang, ốp tường, ốp trần giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ của công trình.
Tương tự như MDF, cốt HDF cũng được chia thành nhiều loại khác nhau và được nhà sản xuất pha trộn thêm màu sắc để dễ dàng phân biệt. HDF cốt nâu, HDF cốt xanh và Black HDF hay còn được gọi là cốt CDF. Tùy vào nguồn gốc xuất xứ, các loại cốt gỗ kể trên sẽ có tỷ trọng khác nhau. Các dòng sàn gỗ công nghiệp Châu Âu phần lớn đều sử dụng cốt gỗ nâu HDF tỷ trọng cao từ 850 đến trên 900kg/m3 với chất lượng vượt trội. Mặt khác, ở các mẫu sàn gỗ nội địa thì sàn gỗ HDF cốt xanh và cốt đen lại được đánh giá cao hơn.
Xem thêm: Sàn gỗ cốt xanh và thực hư về khả năng chống ẩm, chịu nước
Cốt gỗ CDF (Compact Density Fiber Board)
Có thể nói cốt gỗ CDF chính là phiên bản nâng cấp của cốt gỗ HDF. Sở hữu tỷ trọng cốt gỗ trên 900kg/m3, bề mặt phẳng mịn, đanh chắc cùng tỷ lệ trương nở cực thấp, ván gỗ CDF mang đến hiệu quả chống ẩm, chống nước vượt trội. Năm 2024 là năm bùng nổ của các mẫu sàn gỗ cốt đen chống nước với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người dùng.
Ván gỗ ép Plywood
Plywood là một cái tên được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây, tuy là loại ván gỗ ép đã có mặt trên thị trường từ lâu nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Plywood hay còn được gọi là ván gỗ ép, tạo thành từ nhiều lớp gỗ tự nhiên cắt mỏng từ 1-2mm xếp chồng lên nhau theo hướng vân gỗ vuông góc, sau đó được ép chặt lại dưới nhiệt độ và áp suất cao bằng keo chuyên dụng. Do có cấu tạo là gỗ tự nhiên nên Plywood có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, ít bị cong vênh và có thể hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao. Ván gỗ ép Plywood được sử dụng trong chế tạo các mẫu sàn gỗ kỹ thuật, sàn gỗ hoa văn.
Ưu nhược điểm và tính ứng dụng của các loại cốt gỗ công nghiệp
Cốt gỗ nào bền nhất, loại cốt nào chịu nước tốt nhất? Đây chắc hẳn là câu hỏi được đông đảo người dùng đặt ra khi tìm hiểu về các loại cốt gỗ công nghiệp. Để trả lời cho câu hỏi trên, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp ưu, nhược điểm và ứng dụng của các loại cốt gỗ để bạn có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá.
Loại cốt gỗ | Ưu điểm | Nhược điểm | Ứng dụng |
MFC | Giá thành rẻ | Chịu ẩm kém, dễ bị mục khi tiếp xúc với nước và độ ẩm cao | Sản xuất các loại vật dụng như tủ, bàn làm việc, vách ngăn,… |
MDF | Bề mặt mịn, dễ gia công, giá thành hợp lý | Chống ẩm, chịu nước kém, khả năng chịu lực ở mức trung bình | Sàn gỗ giá rẻ, tủ bếp, tủ quần áo, bàn ghế, vách ngăn |
HDF | Tấm ép sợi mật độ cao, có độ cứng và độ bền cao hơn MDF, chống ẩm tốt, một số loại cốt gỗ HDF nhập khẩu Châu Âu có khả năng chịu nước. | Giá thành cao hơn MDF | Sàn gỗ công nghiệp, ốp tường, ốp trần, ốp cầu thang, đồ nội thất cao cấp, các sản phẩm yêu cầu độ bền cao. |
CDF | Tỷ trọng cốt gỗ cao trên 900kg/m3, chống ẩm chống nước vượt trội, đanh chắc, chịu lực tốt. | Giá thành cao hơn các loại cốt gỗ thông thường | Sàn gỗ công nghiệp, ốp tường, ốp trần, ốp cầu thang, đồ nội thất cao cấp, các sản phẩm yêu cầu độ bền cao. |
Plywood | Độ bền cao, chịu lực tốt, ổn định về kích thước. | Giá thành cao hơn các, hàng sẵn có ít và cần phải đặt gia công. | Sàn gỗ kỹ thuật, sàn gỗ hoa văn cao cấp, tấm trang trí, decor. |
Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về các loại cốt gỗ công nghiệp, từ đó, có thể đưa ra được những lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của mình. Nếu bạn còn có thắc mắc chưa được giải đáp hoặc cần tư vấn thêm về các mẫu ván sàn công nghiệp thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0968064994 để được hỗ trợ 24/7.